Tất tần tật về lễ dạm ngõ miền bắc

Lễ dạm ngõ là một nghi thức quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho lễ cưới truyền thống của người Việt, đặc biệt là ở miền Bắc. Đây là bước đầu tiên đánh dấu sự chính thức trong mối quan hệ tình cảm giữa hai gia đình. Cùng 2H STUDIO tìm hiểu chi tiết về phong tục dạm ngõ miền Bắc trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những thủ tục, ý nghĩa và cách tổ chức của nghi lễ này.

Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ miền bắc

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ hoặc lễ xin dâu là buổi gặp mặt chính thức giữa hai gia đình sau khi đã đồng ý cho đôi trẻ tiến tới hôn nhân. Lễ này đánh dấu bước đầu trong quá trình chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc giữa hai bên gia đình.

Ý nghĩa của lễ dạm ngõ miền bắc đối với gia đình hai bên
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ miền bắc đối với gia đình hai bên

Vào ngày lành đã chọn, gia đình chú rể sẽ mang lễ vật đến nhà cô dâu để thưa chuyện và xin phép chính thức cầu hôn, đồng thời cũng là lời cam kết về sự nghiêm túc trong việc gắn bó hai bên. Buổi lễ này không chỉ là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, chia sẻ mà còn giúp thắt chặt mối quan hệ thông gia sắp tới, tạo ra nền tảng tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân của đôi trẻ sau này.

Thủ tục dạm ngõ miền bắc cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả hai gia đình. Dưới đây là một số bước chuẩn bị cơ bản để buổi lễ diễn ra trang trọng và suôn sẻ.

Chọn ngày lành tháng tốt 

Để có một buổi dạm ngõ suôn sẻ và đầy ý nghĩa thì thời gian là một yếu tố quan trọng để gia đình hai bên xem xét để chọn ra ngày đẹp tháng tốt, thuận tiện cho hai bên.  Thông thường, ngày dạm ngõ sẽ được chọn kỹ lưỡng bởi gia đình nhà gái hoặc cả hai gia đình, với truyền thống miền Bắc chọn giờ hoàng đạo.

Chọn ngày lành tháng tốt để buổi lễ dạm ngõ diễn ra tốt đẹp
Chọn ngày lành tháng tốt để buổi lễ dạm ngõ diễn ra tốt đẹp

Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước lễ ăn hỏi và cưới từ 2-3 tháng, tạo thời gian cho hai gia đình chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch cho các nghi thức tiếp theo.

Địa điểm diễn ra lễ dạm ngõ

Trong lễ dạm ngõ, nhà trai mang lễ vật đến thăm nhà gái, vì vậy nhà gái cần chuẩn bị địa điểm đón tiếp chu đáo để tạo ấn tượng tốt và thể hiện sự tôn trọng. Trước buổi lễ, nhà gái nên dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa, đặc biệt là bàn thờ gia tiên – nơi diễn ra các nghi lễ chính. 

Địa điểm gặp mặt là ấn tượng ban đầu, sự tôn trọng của gia đình đối với nhà trai
Địa điểm gặp mặt là ấn tượng ban đầu, sự tôn trọng của gia đình đối với nhà trai

Trang phục trong lễ dạm ngõ

Trong lễ dạm ngõ, trang phục của hai gia đình nên trang nhã, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc trong buổi gặp gỡ chính thức.

  • Nhà gái: Thông thường, cô dâu có thể mặc áo dài truyền thống để thể hiện nét dịu dàng và trang trọng. Các thành viên trong gia đình nhà gái nên chọn trang phục lịch sự, phù hợp với văn hóa gia đình và buổi lễ.
  • Nhà trai: Chú rể cũng có thể mặc áo dài hoặc trang phục gọn gàng như áo sơ mi, quần âu để tạo ấn tượng lịch lãm. Các thành viên trong gia đình nhà trai cũng nên mặc trang phục trang nhã, chỉn chu, thể hiện sự tôn trọng đối với gia đình nhà gái.
Trang phục trong lễ dạm ngõ của cô dâu, chú rể
Trang phục trong lễ dạm ngõ của cô dâu, chú rể

Chuẩn bị tráp dạm ngõ miền Bắc

Trong lễ dạm ngõ, nhà trai chuẩn bị tráp lễ vật để trao cho nhà gái như lời chào hỏi chính thức và ngỏ ý xin cưới cho đôi trẻ.

Tráp dạm ngõ miền Bắc được chuẩn bị rất chu đáo
Tráp dạm ngõ miền Bắc được chuẩn bị rất chu đáo

Lễ vật dạm ngõ miền Bắc bao gồm trầu cau, cặp trà, cặp rượu và một số loại bánh, được chuẩn bị theo số chẵn với ý nghĩa mang lại hạnh phúc đủ đầy cho cặp đôi. Khi đến nhà gái, người đại diện nhà trai sẽ là người mang mâm lễ vật vào đầu tiên, trao cho nhà gái sau khi có lời giới thiệu và ngỏ ý xin phép tổ chức hôn nhân cho đôi trẻ.

Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ miền Bắc 

Theo đúng ngày đã định sẵn ở kế hoạch, nhà trai sẽ mang theo lễ vật được chuẩn bị từ trước để mang sang nhà gái. Sau khi ổn định chỗ ngồi, hai gia đình lần lượt giới thiệu các thành viên tham dự. Người đại diện nhà trai phát biểu, nêu lý do, trao tráp và xin phép cho đôi trẻ được chính thức tính chuyện hôn nhân.

Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ miền Bắc
Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ miền Bắc

Sau khi nhà trai phát biểu xong, nhà gái sẽ cảm ơn, nhận tráp và đồng ý lời đề nghị cưới của nhà trai.Bố mẹ nhà gái sẽ đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên và hướng dẫn cô dâu, chú rể thắp hương để mời ông bà chứng giám, cũng như ra mắt tổ tiên nhà gái. Tiếp theo, hai gia đình thảo luận các chi tiết về đám hỏi và đám cưới. 

Trên thực tế, thủ tục lễ dạm ngõ miền Bắc khá ngắn gọn và đơn giản, chỉ diễn ra khoảng 1 tiếng. Tùy theo điều kiện cũng như tình hình thực tế mà nhà trai có thể ở lại để dùng cơm cùng nhà gái

Một số lưu ý trong lễ dạm ngõ miền Bắc

Lễ dạm ngõ miền Bắc được coi là khởi đầu quan trọng cho hôn nhân của đôi trẻ, vì vậy cần chú ý một số điều kiêng kỵ để buổi lễ diễn ra suôn sẻ. 

  • Nên tránh mời người đang có tang tham gia để tránh điều không may mắn xảy ra.
  • Nếu bố hoặc mẹ của cô dâu hoặc chú rể đã qua đời, gia đình có thể nhờ chú, bác, cô dì làm đại diện cho lễ dạm ngõ.
  • Ngoài ra, người miền Bắc cũng rất kiêng kỵ đổ vỡ trong ngày này, vì xem đây là điềm không tốt cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.

Trên đây là tất tần tật về phong tục dạm ngõ miền Bắc mà 2H Studio muốn chia sẻ tới bạn. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm bắt được các bước chuẩn bị, ý nghĩa và những lưu ý quan trọng để có thể tổ chức một lễ dạm ngõ suôn sẻ và đầy ý nghĩa.