Mùa cưới là tháng mấy? Những tháng đẹp để cưới ở Việt Nam

Mùa cưới luôn là một trong những thời điểm đặc biệt trong năm, khi các cặp đôi chuẩn bị kết hôn và tổ chức một buổi lễ trọng đại trong đời. Nhưng mùa cưới là tháng mấy? Nhiều người có thể thắc mắc về thời điểm lý tưởng để tổ chức đám cưới. Hãy cùng 2H STUIDO tìm hiểu về mùa cưới và những tháng đẹp để đám cưới ở Việt Nam nhé!

Mùa cưới là tháng mấy trong năm?

Mùa cưới là tháng mấy?

Mùa cưới là tháng mấy?

Mùa cưới tháng mấy ở Việt Nam? Trên thực tế nó không cố định chỉ trong một tháng mà có thể kéo dài qua nhiều tháng. Tuy nhiên, các tháng 10, 11, 12, và tháng 1 là những tháng cao điểm của mùa cưới. Tháng 10 và tháng 11 thường là thời gian lý tưởng vì không khí mát mẻ, ít mưa, giúp cho các buổi lễ và tiệc cưới trở nên trang trọng và thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, tháng 12 và tháng 1 cũng là thời gian được ưa chuộng bởi đây là dịp cuối năm, nhiều cặp đôi muốn tổ chức lễ cưới để kết thúc một năm bận rộn và bắt đầu một hành trình mới cùng nhau. Thời gian này còn gắn liền với các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là Tết Nguyên đán, mang đến không khí ấm áp và sum vầy cho các gia đình.

Xem ngay: Lễ lại mặt là lễ gì? Ý nghĩa và toàn bộ tin về lễ lại mặt

Khám phá mùa cưới tại 3 miền tại Việt Nam 

Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi miền có đặc trưng khí hậu và phong tục tập quán riêng, nên mùa cưới ở từng vùng cũng có sự khác biệt đáng kể. Hiểu rõ điều này sẽ giúp các cặp đôi chọn thời điểm tổ chức đám cưới phù hợp nhất với thời tiết, điều kiện và tập quán địa phương.

Mùa cưới miền Bắc 

Tại miền Bắc, mùa cưới phổ biến nhất là vào mùa thu và mùa đông, đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Lúc này, thời tiết khô ráo, trời hanh lạnh dễ chịu, rất thuận lợi để tổ chức các buổi lễ trang trọng và chụp hình cưới ngoài trời.

Ngoài ra, tháng 1 và tháng 2 âm lịch – tức sau Tết Nguyên Đán – cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình lựa chọn tổ chức cưới, vì mang ý nghĩa khởi đầu năm mới, khởi đầu hôn nhân. Tuy nhiên, tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) thường bị kiêng kỵ, nên rất ít đám cưới diễn ra vào thời điểm này.

Mùa cưới miền Nam

Áo dài nhật bình | 2H Studio

Đám cưới miền Nam thường rơi vào mùa khô

Khác với miền Bắc, khí hậu miền Nam chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5–11) và mùa khô (tháng 12–4). Do đó, mùa cưới lý tưởng ở miền Nam thường rơi vào mùa khô, đặc biệt là các tháng 12, 1, 2 và 3 dương lịch, khi thời tiết mát mẻ, ít mưa và dễ di chuyển.

Do tính cách người miền Nam thoải mái, phóng khoáng, nên việc chọn ngày cưới thường linh hoạt, ít bị chi phối bởi quan niệm kiêng kỵ âm lịch hơn so với miền Bắc. Miễn sao phù hợp với điều kiện gia đình và công việc là có thể tổ chức.

Mùa cưới miền Trung

Mùa cưới miền Trung bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5

Mùa cưới miền Trung bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5

Miền Trung có khí hậu khắc nghiệt hơn với mùa mưa kéo dài và thường có bão, nhất là từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Do đó, người miền Trung thường tránh tổ chức đám cưới vào thời gian này. Mùa cưới phổ biến nhất ở miền Trung thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo và ổn định hơn.

Ngoài ra, giống như miền Bắc, nhiều gia đình miền Trung vẫn rất coi trọng yếu tố phong thủy, ngày lành tháng tốt, nên việc chọn thời điểm cưới thường gắn liền với việc xem tuổi và xem lịch âm.

Xem ngay: Lễ hằng thuận là gì? Nghi thức tổ chức lễ hằng thuận

Các tháng âm cần tránh khi tổ chức đám cưới

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, việc chọn ngày cưới thường rất được coi trọng và thường dựa vào âm lịch, phong thủy, cũng như những quan niệm tâm linh lâu đời. Một số tháng âm lịch được cho là không thuận lợi để tổ chức đám cưới, và các gia đình thường tránh để đảm bảo hôn nhân suôn sẻ, viên mãn. Dưới đây là những tháng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định tổ chức lễ cưới:

Tháng 7 âm lịch – Tháng “cô hồn”

Cần tránh cưới vào tháng 7 “ cô hồn”

Cần tránh cưới vào tháng 7 “ cô hồn”

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, gắn liền với quan niệm tâm linh rằng đây là thời điểm “cửa âm phủ mở”, vong linh lang thang khắp nơi. Dân gian tin rằng tổ chức cưới vào tháng này có thể mang lại điều không may, cuộc sống vợ chồng không thuận hòa. Do đó, nhiều người kiêng kỵ tổ chức các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, khai trương, động thổ trong tháng 7 âm.

Tháng 3 và tháng 5 âm lịch – Tháng “Tam nương sát”

Một số người theo phong thủy và lịch vạn sự cho rằng tháng 3 và tháng 5 âm lịch thường có nhiều ngày xấu, đặc biệt là ngày Tam Nương, là những ngày được cho là không may mắn để bắt đầu việc trọng đại. Tổ chức cưới trong các tháng này không bị kiêng tuyệt đối như tháng 7, nhưng nhiều gia đình vẫn cẩn trọng hơn và thường nhờ thầy xem kỹ ngày lành tháng tốt.

Tháng 10 âm lịch – Tháng “sát chủ” trong một số quan niệm

Dù không bị kiêng kỵ hoàn toàn, nhưng theo một số vùng miền, tháng 10 âm lịch đôi khi cũng được xem là tháng sát chủ, nhất là nếu không chọn ngày giờ kỹ lưỡng. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cặp đôi vẫn cưới vào tháng này nếu ngày cưới được xem là hoàng đạo, hợp tuổi, và có sự chuẩn bị kỹ càng.

Lời khuyên khi lựa chọn thời gian cưới 

Chọn thời điểm cưới lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào ngày đẹp mà còn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố thực tế:

  • Xem ngày hợp tuổi: Theo truyền thống, nên chọn ngày lành tháng tốt dựa vào tuổi của cô dâu – chú rể để cầu may mắn, hôn nhân hạnh phúc.
  • Tránh mùa mưa bão: Đặc biệt với tiệc ngoài trời hoặc chụp ảnh cưới, nên ưu tiên các tháng khô ráo để hạn chế rủi ro.
  • Chuẩn bị trước 3–6 tháng: Giúp bạn chủ động đặt dịch vụ, chọn địa điểm và chuẩn bị mọi thứ chu đáo.
  • Chọn thời điểm thuận tiện cho khách mời: Tránh mùa thi, cuối năm bận rộn hoặc cận Tết để đảm bảo sự tham dự đông đủ.
  • Đặt lịch sớm nếu cưới mùa cao điểm (tháng 9–3): Để tránh tình trạng hết chỗ, giá cao và chất lượng dịch vụ không như mong muốn.

Như vậy, 2HSTUDIO vừa giải đáp cho bạn thắc mắc về mùa cưới là tháng mấy trong bài viết trên. Đừng quên theo dõi 2HSTUDIO đẻ khám phá thêm nhiều thông tin liên quan đến đám cưới nhé!

Xem ngay: Cách dán chữ hỷ đúng cách, không bị ngược