Lễ thành hôn là lễ gì? Phân biệt chi tiết lễ thành hôn, vu quy, tân hôn

Lễ thành hôn là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người Việt, nơi đôi uyên ương chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bạn bè. Cùng 2H STUDIO tìm hiểu lễ thành hôn là gì và phân biệt chi tiết lễ thành hôn, vu quy, tân hôn ngay sau đây!

Lễ thành hôn là gì?

Lễ thành hôn hay tân hôn là nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, nơi đôi uyên ương chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và người thân. 

Tân hôn và thành hôn thường được tổ chức vào ngày cưới chính thức, diễn ra tại nhà trai hoặc nhà gái tùy theo phong tục vùng miền. Đây là nghi thức mang ý nghĩa trang trọng, kết nối hai gia đình và chúc phúc cho cặp đôi có một cuộc sống hạnh phúc, bền vững.

Lễ thành hôn thường gồm nhiều nghi thức như: đón dâu, thắp hương tổ tiên, trao nhẫn và phát biểu của đại diện hai bên gia đình. Đây cũng là dịp để bạn bè và người thân chứng kiến giây phút thiêng liêng khi đôi bạn trẻ bước vào giai đoạn mới của cuộc sống – trở thành vợ chồng chính thức.

Tân hôn và thành hôn
Tân hôn và thành hôn

Lễ thành hôn là nhà trai hay gái

Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là lễ thành hôn hay lễ tân hôn là nhà trai hay gái nhà trai hay gái tổ chức? 

Thông thường, lễ thành hôn được tổ chức ở nhà trai, sau khi đã hoàn tất các nghi thức ở nhà gái như lễ vu quy (nếu có). Đây là buổi lễ tại nhà trai, nơi cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của họ hàng, bạn bè và người thân của hai bên gia đình.

Phân biệt lễ vu quy và lễ thành hôn

Lễ vu quy và lễ thành hôn đều là những nghi lễ quan trọng trong ngày cưới, nhưng mỗi lễ lại có ý nghĩa và được tổ chức tại những địa điểm khác nhau. Sau đây là cách phân biệt lễ vu quy và thành hôn:

  • Lễ vu quy: Là buổi lễ diễn ra tại nhà gái, nơi cô dâu chính thức “xuất giá” về nhà chồng. Lễ vu quy thường là nghi thức mà gia đình cô dâu tổ chức để chào tạm biệt con gái và trao cô cho nhà trai. Sau lễ vu quy, cô dâu sẽ cùng chú rể về nhà trai để chuẩn bị cho lễ thành hôn.
  • Lễ thành hôn: Là nghi lễ chính thức diễn ra tại nhà trai, nơi hai vợ chồng mới cưới chính thức được công nhận là vợ chồng trước sự chứng kiến của tổ tiên, người thân và bạn bè. Trong lễ thành hôn, cả hai sẽ thực hiện các nghi thức quan trọng như thắp hương bàn thờ tổ tiên, trao nhẫn và nhận lời chúc phúc từ gia đình.

Như vậy, lễ vu quy diễn ra ở nhà gái, còn lễ thành hôn diễn ra ở nhà trai, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa hai gia đình.

Người tham dự lễ thành hôn

Người tham dự lễ thành hôn thường gồm hai bên gia đình, bạn bè và người thân. Cụ thể, thành phần tham dự bao gồm lễ thành hôn:

  • Gia đình hai bên: Bao gồm bố mẹ, anh chị em và các thành viên quan trọng khác của cả nhà trai và nhà gái.
  • Cô dâu, chú rể: Nhân vật chính của buổi lễ, người sẽ thực hiện các nghi thức truyền thống để chính thức trở thành vợ chồng.
  • Người thân, bạn bè: Những người tham dự để chúc phúc cho đôi bạn trẻ, thường là họ hàng, bạn bè thân thiết.

Thông thường, lễ thành hôn được tổ chức trang trọng, đây là dịp những người thân yêu nhất của cặp đôi có mặt để chia sẻ niềm vui và chứng kiến khoảnh khắc ý nghĩa này.

Các bước chuẩn bị cho lễ thành hôn

Để lễ thành hôn diễn ra suôn sẻ, cặp đôi và hai bên gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước cơ bản chuẩn bị cho lễ thành hôn:

  • Chọn ngày lành tháng tốt: Đây là việc quan trọng đầu tiên, nhằm chọn ra ngày tốt để tổ chức lễ thành hôn, mang lại may mắn và hạnh phúc cho cặp đôi.
  • Chuẩn bị lễ vật: Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và cầu chúc hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Lễ vật bao gồm trầu cau, rượu, bánh kẹo và các món quà truyền thống.
  • Trang phục cô dâu, chú rể: Trang phục cô dâu, chú rể là một phần đặc biệt quan trọng. Cô dâu và chú rể nên chuẩn bị trang phục trang trọng, thường là áo dài truyền thống hoặc váy cưới, vest cho chú rể. Bên cạnh đó còn có thêm các phụ kiện giúp buổi lễ trang trọng lịch sự hơn.
  • Không gian tổ chức lễ: Nhà trai cần chuẩn bị không gian tiếp đón và tổ chức buổi lễ, thường là trang trí phòng khách, bàn thờ tổ tiên.
Chuẩn bị trang phục cô dâu cho lễ thành hôn
Chuẩn bị trang phục cô dâu cho lễ thành hôn
Váy cưới cô dâu cho lễ thành hôn
Váy cưới cô dâu cho lễ thành hôn
Mẫu trang phục chú rể chuẩn bị cho lễ thành hôn
Mẫu trang phục chú rể chuẩn bị cho lễ thành hôn

Nghi thức lễ thành hôn để “rước nàng về rinh”

Nghi thức lễ thành hôn thường được chia làm hai phần quan trọng, diễn ra tại nhà gái và nhà trai. Cả hai nghi thức đều có ý nghĩa thiêng liêng, chính thức đánh dấu ngày cô dâu và chú rể trở thành vợ chồng.

Thủ tục ở nhà gái

Buổi lễ bắt đầu với đoàn nhà trai mang sính lễ đến nhà gái để thực hiện nghi thức xin dâu. Đoàn nhà trai thường có đại diện là người lớn tuổi, thường là bố hoặc bác của chú rể, sẽ phát biểu xin phép nhà gái để đón cô dâu về làm vợ. 

Sau khi đại diện nhà gái đồng ý, chú rể sẽ được phép vào gặp cô dâu và thực hiện nghi thức ra mắt hai bên gia đình.

Cụ thể nghi thức diễn ra tại nhà gái như sau:

  • Nhà trai đến đón dâu: Vào ngày cưới, đoàn nhà trai sẽ mang theo lễ vật đến nhà gái để xin phép đón dâu. Đại diện của nhà trai (thường là bố hoặc người cao tuổi trong gia đình) sẽ phát biểu xin phép gia đình nhà gái cho chú rể đón cô dâu về.
  • Ra mắt gia đình nhà gái: Sau khi được chấp thuận, chú rể sẽ cùng đoàn nhà trai vào gặp mặt cô dâu và gia đình nhà gái. Cô dâu sẽ được dắt ra để thực hiện các nghi thức trong buổi lễ.
  • Thắp hương bàn thờ tổ tiên: Cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thắp hương bàn thờ tổ tiên tại nhà gái để thể hiện lòng thành kính và xin phước lành cho cuộc sống hôn nhân. Sau khi hoàn tất nghi thức này, cô dâu sẽ chính thức rời nhà gái để theo chồng về nhà trai.
Nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái
Nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái

Thủ tục ở nhà trai

Khi đoàn nhà trai về đến nhà, cô dâu chú rể tiếp tục thực hiện nghi thức quan trọng tại nhà trai. Cặp đôi sẽ cùng nhau thắp hương tại bàn thờ tổ tiên nhà trai, dâng lễ vật và cầu chúc cho cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, thuận hòa.

Tiếp theo, cô dâu chú rể thực hiện nghi thức trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và người thân. Cuối cùng, đại diện hai gia đình sẽ phát biểu chúc phúc, chính thức công nhận hôn lễ và đánh dấu sự kết thúc của nghi thức rước nàng về rinh.

Cụ thể nghi thức diễn ra tại nhà trai như sau:

  • Đón cô dâu về nhà trai: Sau khi hoàn thành các nghi thức tại nhà gái, cô dâu và chú rể sẽ cùng đoàn nhà trai về nhà trai để thực hiện lễ thành hôn.
  • Thắp hương bàn thờ tổ tiên nhà trai: Cặp đôi sẽ dâng hương và ra mắt tổ tiên nhà trai, cầu chúc cho cuộc sống hạnh phúc và bền lâu.
  • Trao nhẫn và nhận lời chúc phúc: Sau khi thắp hương, cô dâu chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau, và nhận lời chúc phúc từ gia đình hai bên.
  • Lễ thành hôn sau đó sẽ kết thúc bằng bữa tiệc chung vui của hai gia đình, là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, gắn kết thêm mối quan hệ thân tình.

Những nghi thức trên không chỉ mang ý nghĩa truyền thống mà còn là sự khởi đầu cho hành trình hôn nhân của đôi uyên ương, được bao bọc bởi sự chúc phúc từ cả hai bên gia đình.

Nghi thức lễ thành hôn tại nhà trai
Nghi thức lễ thành hôn tại nhà trai

Lễ thành hôn là nghi thức quan trọng, đánh dấu sự gắn kết giữa hai người và hai gia đình trong ngày trọng đại. Từ những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, nghi thức chu đáo cho đến sự có mặt của những người thân yêu, tất cả đều góp phần tạo nên một ngày cưới ý nghĩa, để lại dấu ấn khó quên trong lòng cặp đôi và mọi người tham dự. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ thành hôn và có những sự chuẩn bị đầy đủ.